Rượu vang Terrazas của hãng Hennessy được phân phổi bởi công ty Đức Vượng, chi tiết tại https://ruouvang.net.vn/
Tên khác: Nhân sâm tam thất – Tam thất bắc – Sâm tam thất – Điền thất, Sán xi (Mông) – Kim bất hoán.
Tên khoa học: Panax notoginseng (Burk F.H. Chen)
Họ: Nhân sâm (Araliaceae)
1. Mô tả, phân bố
Tam thất thuộc loại cây thảo sống lâu năm, cao khoảng 40cm. Lá kép, mọc vòng, phiến lá hình mác, đầu lá nhọn, mép có răng cưa nhỏ và mau. Hoa tự hình tán, mọc đầu cành màu xanh nhạt. Quả mọng, hình thận, khi chín có màu đỏ, trong chứa 2 hại hình cầu
Cây được trồng ở các vùng núi cao như: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai…
2.Bộ phận dùng, thu hái
Bộ phận dùng làm thuốc của cây Tam thất là rễ củ (thường gọi là củ) Thu hái từ những cây 5 năm tuổi trở lên. Đào lấy củ già, rửa sạch đất cát đem phơi thật khô. Củ Tam thất có hình dạng thay đổi, thường là hình chùy ngược hay hình trụ, mặt ngoài có màu vàng xám nhạt, có mùi thơm nhẹ đặc biệt, vị đắng, hơi ngọt. Độ ẩm không quá 13%.
Dược liệu Tam thất đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).
3. Thành phần hóa học
Tam thất có chứa chủ yếu là saponin. Ngoài ra còn có alcaloid,tinh dầu.
4. Công dụng, cách dùng
Dược liệu Tam thất có tác dụng cầm máu, làm lưu thông khí huyết, giảm đau, chững viêm, chống mệt mỏi, tăng cường sinh lực và sức đề kháng của cơ thể. Tam thất được coi là dược liệu quý ngang với Nhân sâm. Dùng chữa các chứng bệnh: chảy máu các loại, thiếu máu, người yếu mệt sau khi ốm dậy hay sau phẫu thuật, phụ nữ sau khi sinh đẻ, một số dạng ung thư, loét dạ dày-ruột…
Cách dùng:
Uống: 3 – 9g/ngày, chia làm 3 lần, dạng thuốc bột hay sắc.
Kiêng ky: Phụ nữ có thai không dùng.